Lưu ý quan trong khi xây dựng nhà xe bằng thép tiền chế

Lưu ý quan trọng khi xây dựng nhà xe tiền chế. Bài viết dưới đây nêu lên các điểm cần lưu ý khi lắp dựng nhà xe bằng kết cấu thép, để giúp chủ đầu tư xây dựng được công trình tốt nhất có thể, tránh mắc các sai lầm đáng tiếc. Hãy cùng đội ngũ kỹ sư của Hoàng Phát Steel tìm hiểu quan bài tổng hợp được đúc kết từ những dự án nhà xe tiền chế đã được Hoàng Phát Steel thi công và bàn giao cho khách hàng trong thời gian qua.


Phần móng, đà kiềng, Không làm móng có được không?


Phần móng tùy vào điều kiện chất là đất yếu hay đất tốt (đúng ra dùng từ ‘đất khỏe’ hợp lý hơn), số tầng và khoàng cách các cột (để biết được tải trọng xuống móng) mà chọn loại móng cho phù hợp.


Móng đơn


Nếu đất tốt thì ta nên chọn móng đơn để chi phí thấp mà vẫn chịu lực tốt. Đất tốt hay yếu nếu không có các thông số khả năng chịu tải của đất đi kèm, thì chỉ là đánh giá mang tính cảm giác, là sự chủ quan, hay kinh nghiệm của người đào/làm móng. Mặc khác, đánh giá đất yếu hay tốt – nếu xét theo quy mô công trình, thì kiểu nhận xét trên không còn đúng nữa: Nếu ta xây 1 tòa nhà chọc trời lên móng đơn thì rõ ràng đất này tốt cỡ nào cũng là yếu, và nếu ta xây 1 nhà tranh với tải trọng chân cột chỉ khoảng trăm ký thì đất yếu nào cũng tốt.

Tuy vậy vẫn có một vài thông số đánh giá trạng thái đất tốt hay xấu tương ứng với cảm nhận chung của chúng ta về đất, điển hình là thông số Hệ số nền Cz (kN/m3). Cz có được qua tính toán hoặc dùng thí nghiệm bàn nén tại hiện trường. Nó là 1 đại lương liên quan đến lực nén và độ lún tương ứng của bàn nén. Theo Kar von Terzaghi, các loại sét có Cz>70,000 kN/m3 là loại đất tốt. Và cát được gọi là chặt khi Cz>200,000 kN/m3.

Thí nghiệm bàn nén hiện trường cho ta cái nhìn chân thật nhất về sức chịu tải của đất, từ đó tính toán được móng cho công trình. Ngoài ra cũng có thể khoan khảo sát thí nghiệm để tìm các thông số cơ lý, từ đó tính toán sức chịu tải của nền đất.

Kết luận: Khi thiết kế móng cho các công trình nói chung và Nhà xe nhiều tầng bằng kết cấu thép nói riêng, cần làm thí nghiệm bàn nén hoặc khảo sát địa chất để biết chính xác đất yếu hay tốt một cách khoa học, không nên làm theo chủ quan của người thợ, cai thầu.

Tuy vậy nếu tải trọng chân cột công trình là nhỏ: dưới 40 tấn (theo chủ quan người viết bài), một kỹ sư có nhiều am hiểu (kiến thức + kinh ngiệm) về nền móng, hoàn toàn có thể quyết định có làm móng đơn được không (trường hợp không có thí nghiệm), vì họ nhìn vào đất và ước lượng được các thông số quan trọng (dựa vào kinh nghiệm các mẫu đất tương tự trước đó có thí nghiệm) để tính toán. Chủ đầu tư có thể yên tâm vì họ biết chính xác tải trọng công trình, hệ số vượt tải cũng như cho ‘hệ số an toàn’ khá cao.

 

Móng cọc


Nếu là khu vực đất yếu (khu đất yếu mới san lấp, khu vực gần sông, đất bùn…) thì nên làm móng cọc bê tông cốt thép (BTCT). Tùy vào tải trọng chân cột mà các kỹ sư sẽ toán số lượng cọc cũng như tiết diện và cốt thép đài cọc. Các nhà xe bằng khung thép 2 hoặc 3 tầng có bước cột 5-7m thường có tải trọng chân cột khoảng 20-50T, ở dải tải trong này thường chỉ cần ép 1 cọc là đủ cho mỗi cột, tuy nhiên theo tiêu chuẩn nếu móng có 1 cọc, cần có đà kiềng giằng 2 phương, nếu vậy trên mặt bằng sẽ có rất nhiều đà kiềng làm chi phí tăng cao. Do đó để tiết giảm chi phí, ta có thể bỏ các đà kiềng này và thay bằng lớp bê tông sàn trệt, xem nó có chức năng giằng 2 phương như đà kiềng, và nếu có cơ quan thẩm tra, kỹ sư thiết kế cần biện luận để bảo vệ quan điểm.

Lưu ý trong thiết kế móng cọc ép là cần tận dụng tối đa công suất của máy và ưu tiên chiều dài cọc, sau đó tới số lượng cọc, rồi mới tới tiết diện cọc. Rất thường xuyên, chỉ cần ép thêm vài mét cọc nhưng sức chịu tải tăng lên đáng kể, có khi bằng cả 2 cọc có chiều dài ngắn hơn.

 

Phần đà kiềng: Có cần không? Số lượng? Bố trí như thế nào?


Để trả lời được các câu trả lời này, cần biết được chức năng của kiềng là gì?!

Đà kiềng thông thường có 3 chức năng: Đỡ tường, kiềng các móng lại với nhau cho chắc chắn (theo phương ngang) và thứ 3 là góp phần hạn chế lún lêch giữa các móng với nhau (theo phương đứng)

Như vậy, đà kiềng khá quan trọng trong nền móng dù có hay không có tường bên trên. Tuy nhiên trong trường hợp địa chất tốt và đồng đều, tải trọng không lớn lắm thì sự lún lệch không đáng kể, khi đó không cần làm đà kiềng cho móng.

 

Không làm móng cho nhà xe 3 tầng bằng khung thép có được không?


Có nhiều trường hợp mặt bằng công trình có nền bê tông sẵn, chủ đầu tư thường hỏi nhà thầu không làm móng có được không? Thường sẽ nhận được câu trả lời là không và nếu nhà xe có tầng lầu thì gần như chắc chắn không ai chọn phương án không làm móng do nó quá mạo hiểm.

Có cột thì thì phải có móng, đó là giải pháp an toàn nhất. Tuy nhiên nếu phần nền bê tông hiện hữu dày, có hàm lượng cốt thép cao và địa chất tại đó tốt, ta có thể tính toán không cần làm móng, hoặc đổ thêm 1 lớp bê tông và có 1 số cốt chịu lực mới, hoàn toàn có thể không làm móng cho nhà xe có thể lên cao 3 tầng  nếu kết cấu được tính toán bài bản, khoa học.

 

Phần sàn trệt cho nhà xe bằng khung thép


Phần này cần làm rõ những ý sau: Nền sàn trệt cho nhà xe bằng khung thép làm bằng vật liệu gì? Nếu là nền bê tông cốt thép thì bê tông dày bao nhiêu, thép thì thép gì? Bố trí như thế nào? Và bên dưới nền bê tông có gì?

Nếu nhà xe dùng để xe máy, và nền tầng trệt được đặt trên lớp đất tốt, lớp tôn nền được đầm chặt, phần nền có thể được làm bằng bê tông gạch vỡ hoặc bê tông đá 1×2 dày 5cm. Nhưng thông thường người ta thường làm lớp bê tông dày 70-120mm.

Bề dày bê tông có được theo tính toán. Lớp thép thường là thép cấu tạo: d6@200 để chống nứt bề mặt, mặc dù phần thép này có tùy thuộc vào địa chất yếu hoặc tốt, tuy nhiên sự ảnh hưởng này là không nhiều. Nếu nền trệt để xe ô tô, nền làm bê tông dày tối thiểu 100, với lớp thép d8@150 cho công trình có địa chất tốt và lớp đất tôn nền được lu lèn chặt. Nhưng trên hết, mọi quyết định về bề dày và hàm lượng cốt thép đều phải dựa vào các tính toán kết cấu cụ thể, việc này do các kỹ sư thiết kế có kiến thức tốt và kinh nghiệm phù hợp quyết định

Vấn đề cần quan tâm tiếp theo là cắt ron bề mặt nền bê tông, đây là việc cần thiết để bê tông sau này không bị nứt bề mặt, khoảng cách cắt ron thường theo bước cột, tố đa nên 8x8m, nếu bê tông mỏng: 70-100mm nên cắt ron với khoảng cách 3x3m

Đương nhiên không quên tạo độ dốc thoát nền cho nền, khoảng 1-2%.

Cuối cùng, bên dưới nền bê tông tầng trệt của một nhà xe bằng khung thép có gì?

Nó chỉ là đất nền hiện hữu hoặc có thêm lớp đá dăm, lớp đá 0x4, lớp đất tôn nền đằm chặt.

Thông thường các lớp đá bên dưới được thiết kế cho các nền nhà xưởng có tải trọng lớn, có container đi vào. Nếu chỉ là nhà xe để xe ô tô dưới 16 chỗ, bên dưới nền bê tông chỉ cần lớp đất nền đầm chặt là đủ.

Vậy có cọc nền không? Câu trả lời là không cần vì tải trọng nền nhà xe khá nhỏ, khoảng vài trăm kg/m2, vấn đề về tải trọng nhà xe sẽ có 1 bài phân tích riêng để nói về nó.

Tất nhiên không nên dùng cừ tràm đóng gia cố dưới nền bê tông nhé, vì không có hiệu quả chống lún và không có tiêu chuẩn tính toán.

Hi vọng những tổng hợp về lưu ý khi thi công nhà xe tiền chế đã cho bạn đọc, nhà đầu tư có được những lưu ý hữu ích để thi công dự án an toàn và hiệu quả nhất. Mọi thông tin đóng góp và các yêu cầu hỗ trợ tư vấn báo giá nhà xe tiền chế vui lòng liên hệ ngay cho đội ngũ kỹ sư của Hoàng Phát Steel để được hỗ trợ nhanh và chính xác nhất.

Chào mừng quý khách và đối tác đã truy cập vào trang thông tin điện tử Hoàng Phát Steel

Công ty nhà thép tiền chế Hoàng Phát Steel ra đời với sứ mệnh mang đến cho khách hàng dịch vụ chất lượng. Hoàng Phát Steel cung cấp các dịch vụ thiết kế nhà thép tiền chế, thiết kế nhà xưởng, thiết kế nhà tiền chế dân dụng. Với mong muốn tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng và giá rẻ.

Mục đích chúng tôi là phục vụ khách hàng hướng đến khách hàng. Ban lãnh đạo công ty cũng như đội ngũ quản lý và toàn thể cán bộ nhân viên luôn hướng đến các giải pháp tối ưu nhất cho khách hàng.
Hotline:0905 626 386